2. Cac loại hình sở hữu ruộng đất ở làng xã.
a. Ruộng đất công: bộ phận ruộng đất do công lao khai phá của cộng đồng làng xã, thuộc quyền khai phá chung của làng xã, thuộc ruộng đất này bao gồm ruộng đất công làng xã, ruộng đất riêng làng xã, một phần ruộng đất của tổ chức dưới làng (do làng xã, tặng cấp cho các tổ chức dưới làng sinh hoạt, thưởng lệ: ruộng giáp: lứa tuổi, ruộng tư văn, ruộng họ có công với làng xã, ruộng tế trong làng: chùa, đền, điện, đình hương khói thờ phụng hằng năm.
b. Ruộng đất tư: trên đường phát triển chế độ tư hữu ra đời và do đó trong làng xã có bộ phận thuộc sở hữu tư nhân, theo xu hướng phát triển thì ngày càng được mở rộng, được nhà nước thừa nhận và sở hữu chuyển dịch, tuy nhiên do tác động của quyền sở hữu tối cao của nhàvua đối với toàn bộ đất đai trong cả nước, do đó quyền sở hữu tối cao của tư nhân cũng bị hạn chế nhất định, nhà nước trưng dụng và có đền bù, hoặc nhà nước thực hiện chính sách hạn chế ruộng đất tư, tiến hành tước đoạt bớt đối với những người có ruộng đất lớn, nói cách khác trong quá trình phát triển ở Việt Nam luôn luôn diễn ra sự giằng co giữa ruộng đất công và tư khiến cho kinh tế hàng hoá Việt Nam chậm phát triển và kinh tế hàng hoá chậm phát triển ở nước ta.
c. Ruộng nửa công nửa tư: đây là bộ phận quan trọng thuộc những tập thể dưới làng: giáp, họ, hội, tôn giáo, ruộng hậu, ruộng tế…( không được quyền bán) – nó cản trở quá trình tư hữu hoá ở nước ta.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: